Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Về... sư tử đá
Mươi năm trở lại đây, ở các di tích văn hóa - lịch sử và cả ở một số cơ quan, công sở hoặc nơi công cộng nước ta xuất hiện tràn lan các linh vật có nguồn gốc nước ngoài, mà chủ yếu là sư tử đá. Đáng giật mình là ngay ở ngoài đảo Trường Sa, đài tưởng niệm liệt sĩ xây chưa xong nhưng đã chễm chệ hai bên một đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc!

 



Sư tử đá kiểu Trung Quốc cỡ lớn tại một ngôi đình ở Hà Đông, Hà Nội. 


Kể từ đầu tháng 8-2014, khi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch có Công văn số 2662 khuyến cáo về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam”, dư luận thêm dịp bàn tán rôm rả trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Có những tít bài báo nêu vấn đề mạnh mẽ, quyết liệt kiểu như: “Đã đến lúc “tận diệt” sư tử đá Trung Quốc”! Lại có ý kiến cho rằng “Sư tử đá không có lỗi”, lỗi chính là ở thói quen dễ dãi của chúng ta.

 

Bên cạnh thông tin cảnh báo rằng người Trung Quốc dùng tượng sư tử đá để canh lăng mộ, vẫn có tin khách hàng cả nước tìm mua sư tử, tỳ hưu đá hình dáng kiểu Trung Quốc đem về đặt tại đền, miếu, công sở, tư dinh... Nhu cầu tăng cao khiến cho các làng đá mỹ nghệ như Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) hay Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) làm ăn thêm phát đạt.

 

Không ít trang web giới thiệu sản phẩm đá mỹ nghệ hay đá phong thủy vẫn rao truyền “sư tử đá là biểu tượng hóa giải tà khí và thu hút tài lộc” kèm theo nhiều thuyết minh hướng dẫn đậm mùi mê tín dị đoan. Có bài viết nêu dẫn chứng “hùng hồn”: một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nọ đang ăn nên làm ra, bỗng sa vào cảnh thua lỗ bết bát chỉ vì... đặt không đúng cách các cặp tượng sư tử đá!...

 

Có ai để ý rằng, cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, một loại bách khoa thư chuyên ngành nổi tiếng của Pháp, trong bản tiếng Việt do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 1997, ở trang 834-835, mục từ Sư tử đã có đoạn diễn giải: “Sư tử, vua của các loài thú, mang đầy những đức tính tốt và những thói xấu gắn với chức vị của nó” và “nó có thể đáng cảm phục cũng như không chịu nổi: nhiều nghĩa biểu tượng về nó dao động giữa hai cực đó”?

 

Có ai để ý rằng, xưa nay, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam là xứ sở hoàn toàn không có sư tử sinh sống tự nhiên? Chúng ta chỉ tận mắt thấy được sư tử nhập cảnh nuôi trong sở thú - còn gọi vườn bách thảo, bách thú - nơi mà nỗi “nhớ rừng” kiêu hãnh qua lời thơ Thế Lữ chỉ có ở con hổ/cọp là loài thú dũng mãnh nhất được dân gian Việt tôn làm chúa sơn lâm.

 

Các nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra, ở châu Á, hình tượng sư tử vốn là sản phẩm có nguồn gốc Phật giáo, theo chân Phật giáo từ Ấn Độ lan tỏa sang các quốc gia Viễn Đông. Qua đó sư tử trở thành linh thú, sánh cùng bộ “tứ linh” là long - ly - quy - phụng vốn đã được minh định trong sách Lễ ký, tức kinh Lễ, một trong “ngũ kinh” bên Trung Hoa do môn đệ Khổng Tử truyền lại từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên.

 

Việt Nam nằm trong vùng địa - lịch sử chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ dài lâu của Phật giáo và Nho giáo, nên văn hóa tín ngưỡng dân tộc ta cũng thâu nhập gồm đủ các loài kể trên (bên cạnh những linh thú được coi là đặc thù bản địa như cọp, voi, sấu, nghê, chó đá...). Tuy nhiên, với căn tính và con mắt thẩm mỹ riêng, cùng với ý thức độc lập tự chủ của người Đại Việt, thêm cả dấu ấn từ quá trình tiếp biến với văn hóa Cham Pa và Phù Nam, nên những điêu khắc hình tượng rồng, sư tử, kỳ lân/ly... dưới các triều đại phong kiến nước ta đã không rập khuôn theo mẫu hình của Trung Hoa. Dù cũng là vật biểu trưng cho thần quyền hoặc vương quyền, nhưng các “linh thú Việt” có dáng vẻ mềm mại, hiền lành hơn nhiều, thân thiện hơn nhiều, chứ không dữ dằn phô trương uy dũng như để đe dọa con người. Hình tượng điêu khắc Rồng thời Lý được chọn làm mẫu quà tặng nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là một ví dụ.

 

Cũng trang báo của vov.vn dẫn ở trên(*) cho biết: Rất may là ngay sau đó, với sự can thiệp của nhà sử học, cặp sư tử đá Trung Quốc ở đài liệt sĩ Trường Sa đã được bứng đi. Hiện nay, theo chỉ đạo của ngành văn hóa-thể thao và du lịch, các di tích trong cả nước sẽ tự di dời những linh vật, hiện vật không phù hợp trong thời hạn từ nay đến tháng 12-2014, nếu không sẽ bị “cưỡng chế” xong trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

 

Cuộc “tận diệt sư tử đá ngoại lai” đang được quyết tâm xúc tiến. Song có thể hình dung vẫn còn lại nặng chắc nguyên khối một câu hỏi về vai trò, phận sự của các cơ quan hữu trách trong việc bảo tồn, thừa hưởng những thành tựu văn hóa do tổ tiên ta để lại, chưa nói đến việc quảng bá, chấn hưng các giá trị quý báu này.

 

Và lắm góc cạnh đè nặng tâm tư hơn, phải chăng chính là câu hỏi: Tại sao con người Việt Nam trong xã hội hôm nay lại phải “vái tứ phương” cầu viện đến quá nhiều linh vật, linh thú, vật phong thủy... bất kể lai lịch nguồn gốc như thế? Tại sao những thứ “thực phẩm chức năng, không phải thuốc chữa bệnh” này vẫn được chuốc về để mong bổ trợ cho niềm tin, bổ trợ cho cuộc sống tinh thần của họ? 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Gia đình bác sĩ Hoàng Minh Lý 'chấp thuận' phương án của The Coffee House (20-05-2024)
    Kỳ họp quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (20-05-2024)
    Đã dành được 680.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương mới (20-05-2024)
    Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp (18-05-2024)
    Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (18-05-2024)
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Suy ngẫm từ những đôi đũa tre phải nhập khẩu từ Trung Quốc (06-09-2014)
    Nỗi đau của một quốc gia không sản xuất nổi con ốc vít (05-09-2014)
    Một góc khuyết trong lịch sử Việt Nam (04-09-2014)
    Không quân Việt Nam và cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Trường Sa 1988 (03-09-2014)
    Tôi chưa vào Đảng (02-09-2014)
    Triển lãm tư liệu Hoàng Sa, Trường Sa nói lên điều gì? (01-09-2014)
    Người Việt vừa làm vừa chơi, nhưng kêu ca rất nhiều (31-08-2014)
    Giáo dục và sự thay đổi định mệnh quốc gia (30-08-2014)
    Thông báo về chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh (29-08-2014)
    Đặc phái viên Lê Hồng Anh nói gì với quan chức Trung Quốc? (28-08-2014)
    Mỹ, Nhật Bản, Singapore... nên học tập Việt Nam? (27-08-2014)
    Để một đất nước không trở thành nạn nhân của bia rượu (25-08-2014)
    Đừng để trụ đồng Mã Viện cắm vào tâm thức người Việt (25-08-2014)
    Có bao nhiêu thể loại tiến sĩ ở Việt Nam? (24-08-2014)
    4.000 tỷ để mạo hiểm với tương lai 300.000 trẻ em? (23-08-2014)
    Nên cảm ơn con sư tử đá của Tàu? (22-08-2014)
    Nỗi niềm di sản (21-08-2014)
    24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm cái gì? (20-08-2014)
    Đi tìm Hoàng Sa trong... tu viện cổ Ý (18-08-2014)
    Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam về năng lực bảo vệ bờ biển (16-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153167251.